Đường vào Hồng Ngài phải đi qua xã Y Tý, huyện Bát Xát trèo đèo lội suối. Theo tiếng của người Mông, Hồng Ngài mang nghĩa Đá đỏ.
< Vào tháng 8, 9, khi mùa táo mèo bắt đầu, xung quanh thoang thoảng hương táo quyến rũ. Bạn nên một lần ngủ lại trong rừng hoặc cao nguyên và thức dậy sớm để ngắm Hồng Ngài hiện ra trong bình minh. Những thung lũng ngập hơi sương cùng cô gái Mông thấp thoáng với những đóa hoa dại lưng lửng bên sườn dốc sẽ làm bạn khó quên nơi đây.
Vài năm trước, muốn vào nơi tận cùng của mảnh đất thâm sâu cùng cốc Lào Cai này, chỉ có cách duy nhất là đi bộ. Bây giờ thì đã có con đường quanh co theo núi vào tận bản.
< Đường vào Hồng Ngài năm 2013 còn chông chênh theo núi...
Thung lũng Y Tý tựa một cái lòng chảo khổng lồ trong lòng dãy núi Nhì Cồ San. Từ Y Tý chạy xuyên vào Lao Chải, Sín Chải 1 và Sín Chải 2, con đường đất đỏ dốc đứng với những ngầm nước vốn là dòng suối róc rách chảy qua. Những ngôi nhà trình tường dày và rất đẹp nằm suốt dọc hai bên đường.
Các thôn Lao Chải, Sín Chải 1 và Sín Chải 2 có khoảng từ 30 - 40 ngôi nhà trình tường, có nhà lợp rơm rạ cách đây hàng chục năm mốc mủn, nhưng nhìn vẫn rất hấp dẫn. Thôn Hồng Ngài, xã Y Tý hiện nay có 71 ngôi nhà trình tường cũng đẹp không kém.
< Hồng Ngài hiện nay khác trước rất nhiều. Đường đi dễ hơn, khách du lịch biết đến và ghé thăm vùng này cũng nhiều. Vì thế những phiên chợ họp không chỉ đông đảo bà con dân tộc mà còn có sự góp mặt của những vị khách vãng lai. Những con đường đất dài chừng vài km quanh co qua đồi núi sẽ dẫn du khách vào bản. Đây chính là quê hương "vợ chồng A Phủ" trong tác phầm cùng tên của nhà văn Tô Hoài.
Dulichgo
Nhớ thuở con đường vào Hồng Ngài đang được mở nhưng do vị trí núi non hiểm trở nên vẫn ngổn ngang đến hàng năm chưa hoàn thành. Lúc ấy, khách đi đường buộc phải đi bộ ước tính 20 km cả vào và ra. Rất hiếm người đi vào vùng này ngoài người dân bản.
Khách du lịch ghé thăm và biết đến vùng này thì lại càng không. Sau đoạn đường đất đầu tiên đi thẳng xuống những đoạn dốc dựng đứng của một con thác, cuối cùng cũng đến với bản đầu tiên và cũng là bản duy nhất cho đến tận khi đến được với Hồng Ngài, cách nhau gần 7 km.
< Hồng Ngài thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của những bản làng người Mông vẫn còn giữ được những nét hoang sơ vốn có.
Hồng Ngài thuở ấy xa xôi, dễ làm nản lòng tất cả những người muốn đến bản bởi những con dốc dài nối nhau đi rụng rời chân mà vẫn không hết. Núi non sông nước trùng trùng, những mái nhà lúp xúp xa xa, thấp thoáng sau những cánh đồng, khuất sau những khe núi.
< Những nếp nhà trình tường mát vào mùa hè và ấm khi đông về.
Dulichgo
Sau hơn bốn tiếng tấp tểnh đi bộ, những cánh đồng lúa đã nhường chỗ cho những cánh rừng bạt ngàn cây thảo quả. Đó cũng là nguồn sản vật chính của Hồng Ngài. Những mái nhà đơn sơ giản dị nơi thẳm sâu nhất của tỉnh Lào Cai nằm sát bên mép núi. Con đường đất chạy vòng vèo, nhũng nhẵng.
< Ghé thăm bản nhỏ, bạn không chỉ bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên mà còn ấn tượng với ẩm thực địa phương như cơm lam, bánh ngô...
Cách xa hẳn với những bản làng trong vùng núi Y Tý, Hồng Ngài cũng có câu chuyện của riêng mình.
Chuyện xưa kể lại rằng, hồi ấy đã lâu lắm rồi, người Mông, người Dao, người Hà Nhì ở vùng núi cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, quanh năm cuốc đất làm nương, chăm lo xây dựng cuộc sống, thì một ngày mùa đông nọ, đất trời bỗng nhiên đổ rét làm nước đóng băng. Những ngôi nhà làm bằng tranh tre nứa lá không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt kéo dài. Những người già đau yếu lăn ra chết, khắp bản khắp làng tiếng kêu khóc lan nhanh thấu đến tận trời xanh.
< Bạn có thể tự túc mang theo những vật dụng cắm trại và tận hưởng một đêm giữa chốn đất trời rộng mở.
Dulichgo
Giữa lúc ấy, bọn phỉ ở xứ lạ kéo đến phá phách các thôn, bản, chúng dùng máy bắn đá bắn sập hàng loạt nhà cửa của đồng bào, làm ai nấy đã rét càng thêm rét. Tiếng kêu than của con người làm Giàng (trời) cảm động, Giàng sai thần núi Hồng Ngài hiện ra, mách cho người Dao, người Mông, người Hà Nhì cách làm nhà trình tường bằng đất núi để chống lại giá rét và giặc dữ.
< Vùng núi Tây Bắc với cảnh sắc hoang sơ, cùng sự hòa quyện của thiên nhiên phong phú như thể đưa người ta đến một thế giới khác. Với đặc điểm địa hình đồi núi và khí hậu đa dạng nên bạn đến tham quan vào dịp nào cũng thích hợp. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, nhưng mùa xuân và mùa thu Tây Bắc mới thực sự rực rỡ nhất.
Từ đó, người Mông ở Hồng Ngài nằm trên vùng núi cao 1.400 m biết cách làm nhà trình tường bằng đất đầu tiên. Đây cũng là nơi có nhiều nhà trình tường nhất và đẹp nhất ở xã vùng cao Y Tý ngày nay.
Ngày nay, đường vào Hồng Ngài đã phẳng phiu, khách du lịch đã lác đác xuất hiện để khám phá một bản vùng cao nhưng tuyệt đẹp.
Tổng hợp từ Vnexpress
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét