Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Hoang sơ hồ Đá Bàng

(TTO) - Bạn yêu thiên nhiên và say mê khám phá những nơi còn hoang sơ nhưng không có điều kiện đi xa? Thì đây, hồ Đá Bàng, hãy thử đến để cảm nhận sự thi vị của bức tranh vùng quê miền Đông Nam bộ.

< Vẻ đẹp phong cảnh hồ Đá Bàng lúc hoàng hôn. Trong ảnh: bé Phạm Văn Quang, học sinh lớp 4.2 Trường tiểu học Long Tân, chơi ven bờ trong lúc đợi cha đi thả lưới bên kia hồ trở về

Hồ Đá Bàng nằm trên địa phận hai huyện Châu Đức (xã Đá Bạc) và Đất Đỏ (xã Long Tân), Bà Rịa-Vũng Tàu, cách TP Bà Rịa khoảng 10km về hướng đông bắc. Đây là hồ nước nhân tạo được hình thành do ngăn con đập Đá Bàng vào tháng 11-1983.

< Một rẫy khoai mì bên đường vào hồ Đá Bàng.

Trải hơn 30 năm tồn tại để giữ nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hồ Đá Bàng ngày nay như một hồ nước tự nhiên với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng.

< Rẫy đậu và khoai mì ven hồ Đá Bàng.
Dulichgo
Đến với hồ Đá Bàng, bạn có thể đi xe máy vòng quanh hồ để khám phá, thưởng ngoạn phong cảnh, hay chọn những địa điểm cho những hoạt động dã ngoại, tận hưởng không gian yên bình và không khí trong lành, mát mẻ.

< Một rẫy bắp đã thu hoạch ven hồ Đá Bàng.

Xung quanh hồ là những vườn rẫy bạt ngàn, xanh tươi với những loài cây như cao su, tiêu, khoai mì, khoai mỡ, lúa, đậu, bắp...

< Một chiếc cầu bắc qua một thung lũng nhỏ ven hồ Đá Bàng.
Dulichgo
Bạn cũng có dịp chiêm ngưỡng những hình ảnh thú vị ven hồ như những đàn gia súc gặm cỏ ven hồ. Thấp thoáng trên mặt hồ có chiếc thuyền nhỏ của người đi giăng câu thả lưới, thưa thớt vài ngôi nhà dân nép mình bên vườn rẫy, phía xa xa là rặng núi đồi xanh thẳm nằm soi bóng bên hồ…

< Vẻ đẹp hoang sơ của hồ Đá Bàng.

Tất cả họa thành bức tranh vùng quê thanh bình, hữu tình và thi vị.

< Thảm cỏ hoa ven hồ Đá Bàng.
Dulichgo
Theo số liệu của Cục Quản lý thủy nông Bà Rịa-Vũng Tàu, hồ Đá Bàng có diện tích 24,90km2. Vào mùa khô, nước trong hồ giảm đi khá nhiều để lộ ra những bãi đất rộng lớn. Mùa mưa, khoảng tháng 8 và 9, lượng nước trong hồ tăng lên khá nhiều, có những năm ngập cao lên cả phần rẫy nương bên hồ.

< Hồ Đá Bàng nhìn từ đập Đá Bàng.

Tuy nhiên, năm nay đến thời điểm này lượng nước trong hồ vẫn tăng lên rất ít do lượng mưa tại khu vực không cao và hồ Sông Ray gần đó không xả nước. Vì vậy các bạn trẻ có thể thoải mái đến khám phá hồ mà không sợ bị nước ngập cản trở.

< Đàn dê đang ăn lá cây, cỏ ven hồ Đá Bàng.

Đường đến hồ Đá Bàng khá vắng vẻ và đi qua những rẫy vườn xanh tươi, đẹp mắt. Từ TP Bà Rịa, đi theo tỉnh lộ 52 đến ngã tư Cống Cây Me (ngã tư Trường Quân sự) nhìn bên trái sẽ thấy một con đường đất, đi theo đường này khoảng 3km là đến hồ.

Sau khi khám phá hồ Đá Bàng, có thể trở ra lại tỉnh lộ 52 vào thăm khu di tích địa đạo Long Phước cách hồ Đá Bàng khoảng 6km.

Theo Nguyễn Thiên Đăng (Báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!

Măng chua núi Cấm

Sống trên núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang), bà con sơn dân đã tận dụng đất rừng trồng tre mạnh tông xen kẽ cây ăn trái, từ đó mà có loại măng tre nổi tiếng của vùng núi. Đặc biệt, măng tre muối chua được chế biến thành nhiều món ngon.

Vào tháng 4 Âm lịch hằng năm, khi có vài đám mưa lớn thì bà con bắt đầu thu hoạch măng, có gia đình thu hoạch được 700 – 1.000kg một đợt, thậm chí lúc rộ măng còn thu hoạch tới cỡ 2.000kg một đợt.
Do vậy mà giá măng tươi núi Cấm giảm dần theo vụ mùa. Đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 – tháng 6) thường có giá 18.000 - 20.000 đồng/kg; lúc măng rộ (cuối tháng 7) rớt xuống chỉ còn 2.500 - 3.000 đồng/kg. Lúc giá măng xuống thấp, các vựa thu mua măng chuyển sang làm măng chua để dự trữ bán trong năm.

< Mụt măng được bóc vỏ, gọt sạch trước khi xắt mỏng để ngâm chua.

Quy trình làm măng chua như sau (theo lời bà chủ vựa): măng tươi để nguyên mụt rồi lột vỏ, dùng dao gọt sạch sẽ và bào thành từng lát mỏng, ngâm trong nước có quậy muối cùng nước vo gạo để măng được trắng.
Dulichgo
Bà con núi Cấm làm hai loại măng chua để vừa có sản phẩm bán ngay vừa có măng dự trữ bán quanh năm. Măng bán ngay được ngâm nước muối lạt, bỏ bọc từng kg, rồi dồn thành bọc 10kg giao cho bạn hàng; măng ăn liền có giá 12.000 đồng/kg.

Măng được ngâm trong lu, trong kiệu, trong phi: mỗi lu 130kg, kiệu 150kg và phi 160kg. Khi ngâm phải đậy kín không cho không khí lọt vào để măng khỏi bị thâm.

< Măng ngâm chua để dự trữ bán quanh năm.
Dulichgo
Trung bình mỗi năm bà chủ vựa dự trữ khoảng 6 tấn măng chua. Măng chua giòn, vị chua đậm đà, có thể ăn kèm với món ăn như rau hoặc dùng như nguyên liệu để chế biến nhiều món: canh chua, xào…

Du khách đến với Thiên Cấm sơn, sau khi tham quan vẻ đẹp hùng vĩ, phong cảnh hữu tình của núi rừng cùng nhiều danh lam thắng cảnh như chùa Phật Lớn (với tượng phật Di Lặc cao 33,6m), hồ Thủy Tiên, chùa Vạn Linh…, thường không quên mang về đặc sản măng chua của núi Cấm.

Theo THỤY CHÂU/DNSGCT
Du lịch, GO!

Đình Phước Thuận - Đà Nẵng.

Đình Phước Thuận tọa lạc tại thôn Phước Thuận, xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang - Đà Nẵng.
Làng Phước Thuận nằm giữa thung lũng được bao bọc bởi những ngọn núi thấp, trải dài và mở lòng ra phía nam, đông giáp các làng Đông Phước,Nghi là ngôi đình cổ, ban đầu toạ lạc tại Cồn Am (cạnh Cồn Nồ), xứ Bàu Dài, tục gọi là Minh Đình (nay là xóm trên).Làng Phước Thuận được ra đời từ sự chia tách của làng Phước Sơn xưa.

Thời gian đầu mới dựng, đình làm bằng tranh tre, gỗ tạp để di dân trú ngụ có nơi sinh hoạt chung sườn đình làm bằng gỗ tại địa phương. Đến đời Gia Long, đình làng được xây bằng gạch ngói. Gạch ngói được lấy đất từ ruộng Hồ Lư tại xóm trên để nung, nay còn dấu tích. Viên gạch lớn, hình chữ nhật giống gạch người Chăm.

Đây là thời kỳ Phước Sơn đại xã chưa bị chia cắt, do đó nhân dân trong làng đông đúc, các ngày tế lễ kỳ an, kỳ phước người dân được ăn xôi, cháo, thịt cũng là đặc sản tại Phước Sơn. Đến dự tế lễ xuân thu nhị kỳ tại đình, người dân trong làng thường mang theo chén đũa cho tiện, nhằm kết thúc lễ hội là có thể dọn dẹp gọn gàng trong ngày mà không phải thức đến thâu đêm.
Dulichgo
Đình Phước Thuận là một ngôi đình lớn, trong dân gian còn lưu truyền “Đi vô xem đình La Qua, đi ra trông đình Phước Thuận”. Đến nay làng Phước Thuận còn lưu giữ được bộ đinh, bộ điền thời Thái Đức – Gia Long (có ấn chỉ niên hiệu Thái Đức), và bảng Khoán ước thời Gia Long nay còn lưu giữ được, cho thấy tại Phước Thuận, một làng quê trung du của huyện Hoà vang vẫn còn những văn bản Hán – Nôm, chứng tỏ thời kỳ Phước Sơn đại xã, nơi đây đã từng thiết lập được một nền nếp sinh hoạt văn hoá trong nhân dân mà nay còn được lưu truyền trong dân gian.

Đình được xây dựng theo trục Bắc – Nam, quay mặt vào Nam nhìnn ra cánh đồng , hai bên tả hữu có các ngọn núi Phước Tường ( Hoà Phát ), Năm Hố ôm lấy tạo thế long chầu hổ phục, minh đường thuỷ tụ. Kiến trúc chính của đình Phước Thuận theo dạng chữ “Đinh”, hay còn gọi là kiểu “chuôi vồ”,tức bao gồm toà chính diện phía trước và hậu tẩm nối liền phía sau gian giữa của nhà chính điện. Hậu tẩm là là một không gian nhỏ, được xây bằng vật liệu mới là gạch vữa xi măng. Chính giữa có bệ thờ Thành Hoàng bổn xứ Phan Công Thuyên . Trên mặt tường sau có vẽ bức thảm.

Kiến trúc ở đình Phước Thuận là hệ thống trụ trốn đội xà cò. Trụ trốn ở đây là đoạn gỗ tròn được trau chuốt gồm phần trên ăn mộng và đỡ lấy giao nguyên, dưới có chân đế hình con tôm. Chân tôm được chạm nổi hoa văn mây nước, ăn mộng trực tiếp vào chính giữa lưng trính. Như vậy  trụ trốn là một bộ phận vừa có tác dụng chịu lực( đỡ lấy giao nguyên) vừa có tác dụng trang trí làm tăng them giá trị nghệ thuật của đình làng. Xà cò là một thanh gỗ dài nằm sát, song song phía dưới đòn đông và ăn mộng vào phần cổ của trụ trốn.

Trong đại điện có ba gian thờ chính: Bàn thờ ở hai gian tả hữu thờ tiền hiền hậu hiền, chính giữa trung tâm của đại đình được thiết kế một bàn thờ bằng vật liệu gạch vữa xi măng. Đây là nơi thờ các vị thần được vua ban sắc phong.
Dulichgo
Mái đình lợp ngói móc bằng xi măng trên hệ thống rui, me, đòn tay bằng gỗ. Nóc mái gắn trang trí các phù điêu theo môtip “ lưỡng long trièu nguyệt”. Ở bốn góc mái gắn trang trí các hinhhf rồng cách điệu. Tất cả được khảm sành sứ và thuỷ tinh bằng một kỹ thuật điêu luyện và sự thăng hoa của nghệ thuật trang trí

Hằng năm, dân làng Phước thuận đèu tổ chức cúng tế thần và tổ chức hội hè, diễn xướng dân gian tại đình làng diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp con dân của làng bày tỏ lòng tri ân đến các bậc tiền nhân, đồng thời cũng là dịp tốt để dân làng tụ hội thi thố tài năng, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương.

Hiện nay, đình còn lưu giữ được các hiện vật sau:

+ Bộ lỗ: bao gồm hai cái siêu, hai cái rìu, hai tay văn và hai tay võ. Đây là các hiện vật được sử dụng trong các ký đại lễ, rước sắc phong

+ Sắc phong: đình còn lưu giữ được 14 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban. Cụ thể:

- 01 sắc năm Minh Mạng thứ 7 (1826).
- 02 sắc năm Thiệu Trị thứ 3 (1843).
- 04 sắc năm Tự Đức thứ 5 (1852).
- 01 sắc năm Tự Đức thứ 30 (1877).
- 03 sắc năm Đồng Khánh thứ 2 (1886).
- 01 sắc năm Duy Tân thứ 3 (1909).
- 02 sắc năm Khải Định thứ 9 (1924).

Đình Phước Thuận được UBND thành phố công nhận là di tích Lịch sử - Văn hoá cấp thành phố tại quyết định số 5874/QĐ-UBND ngày 30/8/2006

Theo Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng
Du lịch, GO!

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Lạc vào cõi tiên trên đỉnh Bạch Mã

(Zing) - Đến Bạch Mã mùa thu, bạn sẽ thấy mình như đang lạc vào một thế giới khác với những đỉnh núi mây mù, sương phủ; không gian như bức tranh thủy mặc hùng vĩ mà hữu tình.

Bạch Mã là một dãy núi đẹp thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chủ yếu nằm trên 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông. Đỉnh Bạch Mã có độ cao 1.450 m so với mực nước biển là đỉnh núi cao nhất của vườn Quốc gia Bạch Mã.

Nếu đi từ Đà Nẵng, sau khi vượt qua 3 đèo Hải Vân, Phước Tượng và Gia Phú, đi qua bãi biển Lăng Cô, bạn đã đến với Bạch Mã. Trong khi đó,  từ thành phố Huế, chiều dài quãng đường chỉ chừng 40 km.

Con đường từ quốc lộ 1A dẫn vào Vườn quốc gia Bạch Mã được bao phủ bởi rừng cây xanh mát dọc suốt 2 lối đi. Không khí trở nên trong lành, mát và dịu khác hẳn với thời tiết oi nồng khi đi trên quốc lộ lớn. Dừng chân ở dưới chân núi, bạn sẽ được các nhân viên ở đây hướng dẫn tận tình.

Đoạn từ chân núi lên đỉnh Bạch Mã có chiều dài 16 km, không quá dài nhưng khi trải nghiệm cảm giác này sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm xúc. Cung đường gần như dốc đứng, quanh co theo sườn núi.
Dulichgo
Bạn có thể nhìn sang dãy núi bên kia, thấy con đường nằm vắt vẻo tựa như con trăn khổng lồ. Trong khi đó, bên dưới là dòng nước uốn lượn quanh những ngọn núi. Mây thấp thoáng che phủ. Thông thường, quãng đường 16 km sẽ mất từ 45 phút đến 1 tiếng di chuyển để lên đến đỉnh Bạch Mã.

Phương tiện gần như duy nhất để chinh phục đỉnh Bạch Mã là đi xe ôtô. Nếu bạn có xe hơi, chỉ cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người.

Trong khi đó nếu đi xe máy tới đây, bạn sẽ có hai lựa chọn: hoặc đi bộ, hoặc thuê xe theo nhóm với mức giá khoảng 900.000 đến 1,2 triệu đồng cho những chiếc xe 12 chỗ ngồi.

Bạch Mã là điểm đến còn rất hoang sơ. Vì thế, không phải lúc nào đến đây bạn cũng gặp đoàn để ghép tour nếu đi lẻ.
Dulichgo
Vào những dịp lễ, cơ hội sẽ cao hơn, bởi các bạn trẻ ngày càng biết đến Bạch Mã nhiều hơn. Việc chinh phục đỉnh Bạch Mã bằng xe máy bj cấm để đảm bảo an toàn cho du khách, vì đường đi khá nguy hiểm (Mình cho rằng họ chống... thất thu hay muốn độc quyền).

Đỉnh Bạch Mã có độ cao khoảng 1.450m. Nơi đây có Hải Vọng Đài là điểm bạn có thể quan sát toàn bộ khung cảnh bên dưới, với vịnh Lăng Cô phía xa xa, núi non trùng điệp hay dòng sông uốn lượn...

Những ngày tiết trời đẹp, bạn sẽ trầm trồ khi được ngắm mây vờn trên những đỉnh núi tạo nên vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Những đám mây trắng khi  lững lờ, lúc lại trôi rất nhanh. Có những lúc, mây phủ kín những dãy núi tạo thành không gian trắng xóa, mờ ảo. Có những khi mây chỉ lướt nhẹ theo đám nhỏ lấp ló những cánh rừng màu xanh tươi sự sống.

Hải Vọng Đài có chiếc chuông đồng khá lớn. Khẽ cầu nguyện, rung ba hồi chuông, ngỡ như bạn được gõ cửa nhà trời. Tiếng chuông ngân vang, vọng vào núi rừng tạo nên cảm giác thanh tịnh, rủ bỏ mọi lo toan, phiền muộn của cuộc sống. Đứng trên đài cao, bạn sẽ không muốn rời mắt khỏi cảnh đẹp, không muốn rời chân đi vì quyến luyến.

Nếu đi vào khoảng tháng 3, bạn sẽ được ngắm hoa đỗ quyên nở rộ. Trong khi đó, thời điểm tháng 9, một vài loài hoa trắng nơi đây sẽ khiến bạn xao xuyến. Những vạt cỏ lau phất phơ giữa mây ngàn tạo nên cảm giác lãng đãng.
Dulichgo
Những ngày lễ khách đến Bạch Mã thường đông hơn.

Con đường lát đá rêu phong.

Bạn có thể chọn đi về trong ngày, với lịch trình bắt đầu từ sáng sớm để có thể thăm quan hai địa điểm nổi tiếng là Ngũ Hồ và thác Đỗ Quyên, với con đường xuyên rừng đầy mê hoặc.

Trong khi đó, nếu chọn ở lại qua đêm tại những khu biệt thự nơi đây, bạn có thể tham gia thêm nhiều tour hấp dẫn: gọi chim trời vào buổi sáng sớm, thế giới hoang dã về đêm để xem các động vật hoang dã; đi bộ xuyên rừng hay du lịch mạo hiểm...

Theo Văn Tuấn (New Zing)
Du lịch, GO!

Thích gì bằng đi chợ cá sớm mai

Sau mấy lần thất hẹn chỉ vì tật ngủ nướng, cuối cùng tôi cũng có buổi theo chân chị hàng xóm đi chợ sớm đón mua hải sản của những chiếc ghe đánh bắt gần bờ với tâm trạng đầy háo hức.

Lao xao chợ sớm

Buổi sớm, đường phố thoáng đãng, không khí tinh khôi mang đến cảm giác thật dễ chịu. Chị hàng xóm dừng xe ở khu vực bờ kè gần cầu Trần Phú. Ban đầu chỉ có vài người bán hàng, chẳng bao lâu đông dần lên, nghe xôn xao những lời chào mời, trả giá. Mỗi khi có ai đó vừa đổ ra mớ cua, cá, tươi - thành quả của chuyến biển đêm gần bờ, mọi người lại xúm đến ngắm nghía, hỏi han.

Không như lúc được bày bán ở các chợ lớn, hải sản thường nhiều và đã tuyển lựa, phân loại, ở đây phần nhiều là các mớ hải sản lẫn lộn các loại, con to, con nhỏ vì vừa đưa ở ghe lên là trút luôn ra bán. Người mua cũng khá đông, có người tranh thủ đi chợ sớm và cũng có nhiều người tiện đi tập thể dục ghé qua...

Bác sĩ Vũ Thị Thanh (Khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng) thường ngang qua đây sau những buổi sáng sớm tan ca hay mỗi lần trên đường đi làm sớm. Vì thế, cứ cuối tuần chị lại tranh thủ ghé mua hải sản tươi sống cho gia đình trong cả tuần. Chị bảo, tuy giá cả không rẻ hơn nhiều so với chợ chính thống nhưng điểm hấp dẫn người mua ở đây là có thể chọn được hải sản còn tươi nguyên, chưa bị ướp đá. “Tôi hoàn toàn yên tâm khi mua những con tôm tít trong veo búng lách tách, những con mực da còn nhấp nháy, mấy con cá mú còn ngáp ngáp, cua, ghẹ đều còn sống, trông rất thích”, chị Thanh chia sẻ...
Dulichgo
Ở Nha Trang, ngoài các chợ truyền thống, nhiều nơi bán hải sản tươi từ ghe lên buổi sớm được nhiều người biết đến như: khu vực đường bờ biển Phạm Văn Đồng, đoạn gần Hòn Một, khu vực bờ biển trước chợ Hòn Rớ, Cảng cá Vĩnh Trường.

Rời khu vực bờ kè, chúng tôi còn đi dạo một số chợ cá trong thành phố. Tại Cảng cá Vĩnh Trường, chưa đến 6 giờ nhưng cảnh mua bán đã tấp nập. Cá được xếp lớp từng chậu, từng khay lớn chuẩn bị tỏa đi các chợ.

Ở đây chủ yếu bán sỉ nên thường phải mua với số lượng lớn, giá khá rẻ so với các chợ trung tâm thành phố. Chị hàng xóm cứ xuýt xoa khi mua được ký cá giò chỉ 30.000 đồng, trong khi mới vài hôm trước, chừng ấy tiền chỉ mua được 1 con nặng vài lạng ở chợ Xóm Mới.

Rời Cảng cá Vĩnh Trường, chúng tôi tới khu vực Hòn Rớ. Hơn 7 giờ sáng, nắng đã lên cao, bờ biển vắng hoe, chỉ có vài người buôn là mối quen chờ ghe về. Mỗi lượt ghe lên, mấy bà, mấy chị xúm vào trả giá. Chỉ định dạo chơi cho biết, vậy mà thấy mẻ cá tươi ngon, cầm lòng không được, chúng tôi lại mua thêm. Chị hàng xóm hứng khởi khi trưa về chồng con sẽ có món cá đuối nướng, món mực hấp ngon lành...

Hấp dẫn tour đi chợ
Dulichgo
Mê dạo chợ, chị Châu Lê Thịnh (đường Lê Hồng Phong, Nha Trang) rất rành mấy khu vực ven biển chuyên bán hải sản sớm không chỉ vì hải sản tươi ngon mà còn vì cảm xúc, không khí mà nó mang lại. Cất tiếng cười hồn nhiên quen thuộc, chị bảo: “Đi nhiều nên ở đâu cũng có mối quen, có hàng ngon lại gọi. Nhum, tôm, mực, cá đổng, cá nục... đều tươi xanh. Có khi gặp mớ cá nục ngon mua về kho cà chua gửi cho con, cho bạn nơi xa cũng thấy vui vui.

Đi chợ đâu chỉ để mua cá, tôm, cua, ghẹ... Mình thích lê lết mấy điểm bán gần bờ biển hơn các chợ chính thống vì được đi dạo trên con đường ven biển vừa ngắm bình minh trên biển vừa hít không khí sớm mai trong lành, nắng long lanh, gió thổi vào sướng tê cả người, niềm vui ấy còn gì bằng. Có khi mấy cô bạn thân ở những nơi khác mỗi khi có dịp ghé Nha Trang cũng chỉ mê có thế thôi. Có bạn còn bảo chỉ ù vào được 1 ngày cũng chỉ để dẫn đi chợ cá chơi thôi”.

Với sự hấp dẫn đặc biệt riêng của những buổi chợ sớm này, nên nhiều năm qua, các khách sạn, khu nghỉ mát ở Nha Trang đều đưa khách đến chợ trong các chương trình khám phá Nha Trang. Chị Trần Thị Kim Hoàn - Quản lý truyền thông và tiếp thị của khách sạn Sunrise Nha Trang cho biết: “Mục đích của tour này là để du khách trải nghiệm, khám phá nhịp sống bình yên, trong lành ở Nha Trang thông qua các hoạt động đời thường, đặc trưng của một thành phố ven biển. Theo tour này, khách sẽ có cơ hội trải nghiệm văn hóa địa phương trong một hành trình khám phá TP. Nha Trang vào buổi sớm tinh mơ. Trong chặng cuối của hành trình, chúng tôi sẽ đưa khách đi qua những con phố rộn ràng âm thanh của buổi sớm mai để dừng chân tại cảng cá, chợ Hoàng Diệu. Tại đây, du khách được thấy cách những người bán hàng chào mời mua, bán...”.

Không chỉ đến các chợ nhỏ, nhiều du khách thích khám phá còn thường tìm đến Cảng cá Vĩnh Lương, một trong những cảng cá lớn của TP. Nha Trang. Đây cũng là điểm đến quen thuộc của giới nhiếp ảnh, là nơi rất thú vị để ngắm cảnh ghe thuyền đánh cá tấp nập về bến. Đến đây vào lúc sáng sớm hay xế chiều đều có thể thấy được cảnh nhộn nhịp của cảng.
Dulichgo
Mới đây, những người hay đi chợ sớm lại xôn xao hỏi nhau về việc những điểm bán cá tự phát này sẽ bị dẹp bỏ. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân - Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Xương Huân cho biết: Khu vực này vốn là phường biển, là nơi tập kết cá từ dưới ghe đưa lên. Về sau, đông khách mua, người dân còn mang hàng từ nơi khác đến bán. Những điểm bán cá tự phát này chỉ hoạt động từ 5 giờ đến 6 giờ 30 sáng mỗi ngày. Tuy không gây mất trật tự giao thông và không làm ảnh hưởng lớn nhưng để lại mùi hôi tanh trên bãi biển sau mỗi lần tan chợ, đặc biệt là tại khu vực bờ kè đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng. Chính vì thế, chính quyền địa phương đang vận động người dân không buôn bán ở đây nữa.

Theo NAM DU - HÀ VI (Khánh Hòa Online)
Du lịch, GO!

Đàn Nam Giao – linh thiêng cùng non sông

Cũng như bao triều đại Phong kiến trước, triều Nguyễn cũng lấy Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc, coi Trời là cha, đất là mẹ nên ngoài cha mẹ ruột thì đây là “cha mẹ” tinh thần. Vì thế mà đàn tế được xây dựng để tế Trời và Đất.

< Đàn Nam Giao tại Huế.

Lúc đầu đàn được vua Gia Long cho xây tạm ở làng An Ninh thượng, sau đó đến năm 1806 thì dời về vị trí hiện nay ở làng Dương Xuân thuộc phía nam kinh thành. Đàn có diện tích 390m x 265m, được bao phủ bởi rừng thông xanh mướt được chăm sóc cẩn thận.

Đàn có bốn cửa ứng với bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, ở mỗi cửa có một tấm bình phong lớn, xung quanh đàn có tường cao 1,5m bao bọc.

Trung tâm đàn là hệ thống đàn tế với ba tầng: tầng dưới cùng có hình vuông mỗi cạnh 165m – tượng trưng cho con người, tầng kế cũng hình vuông – tượng trưng cho đất, tầng trên cùng có hình tròn đường kính 45m – tượng trưng cho trời.

Điểm đặc biệt ở tầng trên cùng của đàn là hệ thống khuếch đại âm thanh, trung tâm đàn tế có lát những viên đá thanh với kỹ thuật đặc biệt, bất kỳ ai khi đứng ngay trung tâm nói thì trong phạm vi vài trăm mét vẫn nghe rõ mà không cần dùng bất kỳ vật gì hỗ trợ.
Dulichgo
Nguyên thủy thì mỗi tầng được sơn một màu khác nhau: tầng trên cùng sơn màu xanh – màu của trời, tầng giữa sơn màu vàng – màu của đất, tầng dưới cùng sơn màu đỏ - màu của con người. Vào mỗi kỳ tế lễ người ta thường dựng những ngôi nhà tương ứng với các màu trên để làm nơi dâng đồ cúng.

Ở một khu đất phía nam đàn có một khu vực đặc biệt là Trai cung, nơi vua ngự giá đến và ở lại đây trong ba ngày trước khi tế lễ, ngoài ra xung quanh đàn còn có các công trình như: quan cư và bình xá – nơi ở của quan binh trong lúc tế lễ, thần trù – nhà bếp, thần khố - nhà kho, ế sở - nơi phục vụ cho việc tế tam sanh. Hiện nay thì các công trình này đã thành phế tích chỉ còn Trai cung tương đối nguyên vẹn.
Dulichgo
Lễ tế giao được tổ chức rất quy mô và hoành tráng, mỗi năm một lần Vua rời hoàng cung đến đây để tế cao trời đất (đến triều Thành Thái do lễ tế quá tốn sức tốn của nên định lệ ba năm tổ chức một lần!). Lễ tế Nam Giao sẽ được chúng tôi nhắc lại trong những kỳ tới.

Trải qua dâu bể của thời gian, chiến tranh, sự vô ý thức của con người, đàn trở nên hoang phế và bị trưng dụng với nhiều mục đích khác nhau. Mãi đến năm 1994 đàn mới bắt đầu được trùng tu, sau nhiều năm trùng tu, đàn đã lấy lại dáng dấp xưa.

Đến với đàn Nam Giao ngày nay ta sẽ hòa mình vào thiên nhiên trong lành, chứng kiến một giao đàn từng có giá trị về mặt tâm linh rất lớn trong lòng người dân Huế xưa.

Theo Khám Phá Huế
Du lịch, GO!

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Hồng ngâm vùng cao xứ Bắc

(TTO) - Mùa thu đi chơi vùng núi cao phía Bắc, có một món quà bạn không thể không thưởng thức: hồng ngâm.

< Hồng ngâm - món quà của mùa thu.

Cô chủ nhà nghỉ ở thị trấn Tam Sơn chỉ vào chậu hồng ngâm nước lã trước hiên nhà, mời chúng tôi ăn thử. Dễ cô gọt đến cả chục quả hồng bé xinh xinh để các vị khách từ tận Đà Nẵng và Hà Nội nếm rau ráu.

Quả hồng nhỏ nên chỉ cắn một hai miếng là hết cả quả, vị giòn ngọt thanh mát trên đầu lưỡi, trăng tháng tám có phải vì thế mà sáng hơn không?

Cô bán hàng bảo đây là giống hồng không hạt ở Quản Bạ, chỉ trồng tập trung tại xã Nghĩa Thuận, xã Thanh Vân và thị trấn Tâm Sơn. Giống hồng này thích nghi ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, cây ra hoa tầm tháng 3 - tháng 4, kết quả tầm từ tháng 8 - tháng 11, chín vừa độ rằm trung thu hằng năm.

Quả hồng có kích cỡ chỉ bằng quả trứng gà ta, nho nhỏ xinh xinh, vỏ có màu xanh pha vàng, bóng mượt. Hồng hái xuống được đem ngâm vào nước 3-5 ngày cho sạch nhựa, khi ăn có vị ngọt đậm và nhiều bột mịn, vỏ quả cứng, thịt hồng lại rất chắc và giòn. Quả hồng không hạt trong mấy năm gần đây là cây nông sản mang lại hiệu quả kinh tế, là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc huyện Quản Bạ (Hà Giang) và trở thành đặc sản cho nhiều du khách mỗi khi dừng chân chốn này vào mùa thu.

Đúng rằm nên quanh chợ Quản Bạ nhiều nhà bày bán hồng ngâm, những chậu lớn, chậu bé đựng đầy nước dẫn về từ trên suối, trong văn vắt, nhìn rõ những quả hồng không nuột nà, mượt mà tròn to như hồng Trung Quốc. Do không có thuốc bảo quản nên hồng ngâm chỉ nên tiêu thụ trong vòng một tuần, để lâu hơn quả sẽ xuống mã và vỏ trở nên thâm đen. Bạn tôi lấy túi mua 2kg hồng, 35.000 đồng/ký, định bụng để dành đêm nay đón trăng.

Chúng tôi nghỉ đêm ở Lũng Cẩm (Sủng Là, Đồng Văn). Bữa tiệc trung thu đơn giản sẽ tổ chức sau bữa tối với cặp bánh nướng mang lên từ Hà Nội và 2kg hồng ngâm Quản Bạ. Đám trẻ người Mông rất thích thú và cắn ngập răng vào từng quả hồng nhai rau ráu, vừa ăn vừa rúc rích cười. Hỏi có ngon không thì gật đầu, ánh mắt lộ rõ vẻ thích thú. Chúng tôi cũng không ngoại lệ, cắn miếng hồng và nhai thành tiếng như đám trẻ.
Dulichgo
Ngoài ngưỡng cửa, trăng tròn khuất sau đỉnh núi không soi sáng được mảnh sân vuông. Nhập nhoạng. Chỉ có tiếng trẻ con đuổi nhau quanh sân cười khanh khách, thỉnh thoảng ngã cái oạch, thỉnh thoảng hét ầm lên. Và cả khách với chủ nhà đã có một đêm trung thu như thế, giản dị và bình an.

Hai hôm sau, chúng tôi theo đường từ Cao Bằng về Hà Nội qua Bắc Kạn. Dọc theo quốc lộ 3 lại thấy bày bán bên đường những chậu hồng ngâm. Không cần quá tinh ý cũng biết là món nông sản đặc sản của vùng.

Vẫn giống hồng không hạt, quả tròn và to hơn giống hồng ở Quản Bạ, có lẽ là kết quả của thổ nhưỡng từng vùng. Loại cây ăn quả nhiệt đới này cũng được trồng nhiều ở Bắc Kạn và là cây nông sản được địa phương khuyến khích mở rộng do có hiệu quả cao gấp nhiều lần cây lúa.

Cây có vòng đời sinh trưởng như cây hồng ở Quản Bạ nói trên và cũng chín rộ vào dịp trung thu, khi mới thu hoạch phải ngâm vào nước cho ra hết nhựa, khi ăn có vị ngọt đậm, nhiều cát đường và rất giòn. Hồng ngâm Bắc Kạn có giá thành rẻ hơn so với hồng ngâm Quản Bạ, chỉ 25.000 đồng/kg. Có lẽ do năng suất ở khu vực Bắc Kạn cao hơn và việc vận chuyển hồng không khó khăn như bên đất Quản Bạ, Hà Giang.
Dulichgo
Nhiều ôtô đi ngang thường ghé lại các gian hàng tạm bên đường để hỏi mua hồng về như một món quà đặc sản. Khi đã bán hết hồng ngâm, họ cũng sẵn sàng bán cho khách loại hồng vừa hái xuống. Nếu ăn lúc này sẽ rất cứng và chát, vì vậy bà con dặn khách mang về nhà ngâm.

Chỉ việc ngâm ngập vào nước sạch trong 3 ngày 3 đêm, sau một ngày rưỡi thì phải thay nước. Đặc biệt lưu ý không ngâm vào nước mưa. Vậy là đã có món quà mùa thu của vùng cao phía bắc, ngon, ngọt, giòn tan, ăn một lần là mùa thu sau sẽ nhớ.

Hẳn là tôi sẽ nhớ những con đường xa ngái chơi vơi trên lưng đèo. Những cô bán hàng hồn hậu và nhiệt tình. Và nhớ hồng ngâm, món quà ngọt ngào và tiếng nhai giòn tan, rau ráu của mùa thu.

Câu hỏi gần như cửa miệng của dân miền xuôi với người miền ngược: Có phải hồng Trung Quốc không? Hỏi là thế, nhưng ở những miền đất xa xôi cách trở như Quản Bạ (Hà Giang) hay Chợ Mới (Bắc Kạn), tự nhiên có một niềm tin vô hình như muốn nói với chúng tôi rằng hãy tin đồng bào.

Theo THỦY OCG (Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!

Chè cổ thụ trên đỉnh Brah Yàng

Cao nguyên Di Linh là một trong những vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với khí hậu ôn hòa rất thích hợp với các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê. Trước đây, khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, họ đã lập các đồn điền tại các vùng, hiện thuộc các xã Gung Ré, Đinh Trang Hòa, Tân Thượng…

Nhưng có lẽ hiện tại rất ít ai biết đến những cây chè cổ thụ ở huyện Di Linh. Những cây chè cổ này không tồn tại ở các đồn điền, các doanh nghiệp chè, mà nó còn hiện hữu trên đỉnh Brah Yàng, một đỉnh núi huyền thoại và được nhiều người ví là “nóc nhà” của cao nguyên Di Linh.

Brah Yàng (theo tiếng Kơ Ho) của người dân tộc bản địa có nghĩa là nơi ở của Trời (Yàng) và thần thánh rất linh thiêng. Núi Brăh Yàng thuộc địa phận thôn Ka La, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh (Lâm Ðồng) hiện còn rất hoang sơ. Ngọn núi có độ cao gần 1.880m so với mặt nước biển và cao nhất cao nguyên Di Linh (sau cao nguyên Lâm Viên của Đà Lạt).

Núi Brăh Yàng hiện còn nguyên thủy cao thẳng đứng, bao quanh là rừng xanh. Đường lên đỉnh chỉ có một lối đi nhỏ (do nhân dân địa phương phát) chằng chịt gai nhọn,nhưng do lâu ngày không ai lên việc tìm lại đường cũ cũng gian nan. Từ chân núi lên đến đỉnh dài chừng 5km nhưng rất khó đi, nhất là đoạn hơn 1 km gần tới đỉnh.

Chuyện kể rằng, Brăh Yàng trước đây là nơi cư trú của vị thần sức khỏe có tài quy phục dã thú và bệnh tật bảo vệ con người và vạn vật. Ai đến được đỉnh núi cao và hiểm trở này là chinh phục được niềm tin và có sức khỏe vô biên trong vùng…

Già K’Brệp (xã Bảo Thuận) cho biết: “Theo nhiều người già ở xã Bảo Thuận kể lại rằng: Sau khi Bác sĩ Yersin khám phá vùng đất Di Linh, Đà Lạt, những năm sau đó, một số người Pháp đã lên miền thượng lập đồn điền chè, cà phê; các linh mục cũng đã lên đây truyền đạo; một số người (phục vụ quân đội) làm công việc định vị, cắm mốc để xác định độ cao của các ngọn núi… Trong những năm đó, chè được trồng lên trên đỉnh núi này”.

< Du khách TP Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm với người dân địa phương bên những cây chè cổ.
Dulichgo
“Thật khó để xác định chính xác cây chè cổ trên đỉnh Brah Yàng được trồng vào năm nào và nhằm mục đích gì?

Nhưng theo một số thông tin mà chúng tôi được biết, những cây chè này được trồng vào những năm 1927 với mục đích nhằm đánh dấu, kỷ niệm năm thành lập Hội truyền giáo của các linh mục người Pháp tại miền Thượng - Djring (Di Linh) và do các hướng đạo sinh của người bản địa và người Pháp trồng nên” - ông K’Broh (tổ dân phố Ka Ming, thị trấn Di Linh) nói.

Ông K’Sệp (ở thôn Kròt Dờng, xã Bảo Thuận) cho biết thêm, trước đây, cha ông cũng đã từng là hướng đạo sinh. Hàng năm, các hướng đạo sinh thường tổ chức các đợt dã ngoại, leo núi, cắm trại.

Tại đây, họ đã trồng hơn 3 sào, với khoảng 500 gốc và trồng thêm cây bưởi xen lẫn với các loại cây rừng. Do không được chăm sóc, nên cây sống không đồng đều. Tuy vậy, người dân luôn ý thức trong việc bảo vệ và xem những cây chè cổ thụ này là một trong những cây quý của núi Brah Yàng. Mỗi khi lên đỉnh núi này, bà con thường hái một ít lá chè mang về nấu để uống. Nước lá chè ở đây có màu đậm hơn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên đỉnh núi Brah Yàng, cây chè được trồng xen giữa các loại cây rừng. Vì không trồng tập trung, nên rất khó để xác định số lượng cây chè còn sống. Những cây phát triển tốt vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nếu không để ý kỹ thì có thể ngộ nhận đây là cây rừng, vì chúng cao từ vài mét đến 10 mét, thân cây có đường kính từ 20 - 30cm và thân cây rất rắn chắc.
Dulichgo
Hàng năm, khi chuẩn bị bước sang mùa khô, người dân địa phương thường lên núi để tìm hiểu, chinh phục cảnh thiên niên hùng vĩ, huyền bí. Ở trên đỉnh núi này, lữ khách không chỉ được hít thở không khí trong lành mà còn thưởng thức “nồi lá chè xanh” đậm đà, tinh túy của rừng núi và các loại rau rừng mọc trên núi…

Khi đứng trên đỉnh núi Brah Yàng, bằng mắt thường nhìn sang hướng Đông, lữ khách có thể nhìn thấy một góc tỉnh Bình Thuận và thành phố Phan Thiết.

Theo tương truyền rằng: K’Brah là chàng trai người K’Ho (ở buôn Kròt Dờng, xã Bảo Thuận) kết duyên cùng với con gái thứ hai của thần núi là nàng Ka Yai xinh đẹp tuyệt trần (từ núi Brah Yàng nghĩa là núi thần của chàng K’Brah mà người dân tộc bản địa thường gọi là “Bơnơm K’Iăh Brah Yàng”).

Khi người dân lạc vào ngọn núi này, cảm giác rất an toàn vì có sự che chở của Yàng bơnơm (thần núi) và được hái, ăn thoải mái những trái cam, quýt của núi rừng nhưng tuyệt đối không được mang về. Nếu một ai đó cố tình mang trái cây về, dù đó chỉ là một quả, thì bị lạc không thể ra khỏi khu rừng, cho đến khi bỏ lại hoặc ăn hết trái cây đó, thì mới tìm thấy lối về.

Không chỉ những cây chè cổ thụ, những sự tích huyền thoại về núi Brah Yàng hấp dẫn không chỉ người dân địa phương mà còn với những du khách phương xa. Nếu không quản ngại leo núi, vượt khoảng 3km hiểm trở, du khách mới có thể chinh phục được “nóc nhà” huyền thoại của cao nguyên Di Linh có độ cao gần 1.500 mét (so với mặt nước biển).

Theo NDONG BRỪM (Báo Lâm Đồng)
Du lịch, GO!