Đình Phước Thuận tọa lạc tại thôn Phước Thuận, xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang - Đà Nẵng.
Làng Phước Thuận nằm giữa thung lũng được bao bọc bởi những ngọn núi thấp, trải dài và mở lòng ra phía nam, đông giáp các làng Đông Phước,Nghi là ngôi đình cổ, ban đầu toạ lạc tại Cồn Am (cạnh Cồn Nồ), xứ Bàu Dài, tục gọi là Minh Đình (nay là xóm trên).Làng Phước Thuận được ra đời từ sự chia tách của làng Phước Sơn xưa.
Thời gian đầu mới dựng, đình làm bằng tranh tre, gỗ tạp để di dân trú ngụ có nơi sinh hoạt chung sườn đình làm bằng gỗ tại địa phương. Đến đời Gia Long, đình làng được xây bằng gạch ngói. Gạch ngói được lấy đất từ ruộng Hồ Lư tại xóm trên để nung, nay còn dấu tích. Viên gạch lớn, hình chữ nhật giống gạch người Chăm.
Đây là thời kỳ Phước Sơn đại xã chưa bị chia cắt, do đó nhân dân trong làng đông đúc, các ngày tế lễ kỳ an, kỳ phước người dân được ăn xôi, cháo, thịt cũng là đặc sản tại Phước Sơn. Đến dự tế lễ xuân thu nhị kỳ tại đình, người dân trong làng thường mang theo chén đũa cho tiện, nhằm kết thúc lễ hội là có thể dọn dẹp gọn gàng trong ngày mà không phải thức đến thâu đêm.
Dulichgo
Đình Phước Thuận là một ngôi đình lớn, trong dân gian còn lưu truyền “Đi vô xem đình La Qua, đi ra trông đình Phước Thuận”. Đến nay làng Phước Thuận còn lưu giữ được bộ đinh, bộ điền thời Thái Đức – Gia Long (có ấn chỉ niên hiệu Thái Đức), và bảng Khoán ước thời Gia Long nay còn lưu giữ được, cho thấy tại Phước Thuận, một làng quê trung du của huyện Hoà vang vẫn còn những văn bản Hán – Nôm, chứng tỏ thời kỳ Phước Sơn đại xã, nơi đây đã từng thiết lập được một nền nếp sinh hoạt văn hoá trong nhân dân mà nay còn được lưu truyền trong dân gian.
Đình được xây dựng theo trục Bắc – Nam, quay mặt vào Nam nhìnn ra cánh đồng , hai bên tả hữu có các ngọn núi Phước Tường ( Hoà Phát ), Năm Hố ôm lấy tạo thế long chầu hổ phục, minh đường thuỷ tụ. Kiến trúc chính của đình Phước Thuận theo dạng chữ “Đinh”, hay còn gọi là kiểu “chuôi vồ”,tức bao gồm toà chính diện phía trước và hậu tẩm nối liền phía sau gian giữa của nhà chính điện. Hậu tẩm là là một không gian nhỏ, được xây bằng vật liệu mới là gạch vữa xi măng. Chính giữa có bệ thờ Thành Hoàng bổn xứ Phan Công Thuyên . Trên mặt tường sau có vẽ bức thảm.
Kiến trúc ở đình Phước Thuận là hệ thống trụ trốn đội xà cò. Trụ trốn ở đây là đoạn gỗ tròn được trau chuốt gồm phần trên ăn mộng và đỡ lấy giao nguyên, dưới có chân đế hình con tôm. Chân tôm được chạm nổi hoa văn mây nước, ăn mộng trực tiếp vào chính giữa lưng trính. Như vậy trụ trốn là một bộ phận vừa có tác dụng chịu lực( đỡ lấy giao nguyên) vừa có tác dụng trang trí làm tăng them giá trị nghệ thuật của đình làng. Xà cò là một thanh gỗ dài nằm sát, song song phía dưới đòn đông và ăn mộng vào phần cổ của trụ trốn.
Trong đại điện có ba gian thờ chính: Bàn thờ ở hai gian tả hữu thờ tiền hiền hậu hiền, chính giữa trung tâm của đại đình được thiết kế một bàn thờ bằng vật liệu gạch vữa xi măng. Đây là nơi thờ các vị thần được vua ban sắc phong.
Dulichgo
Mái đình lợp ngói móc bằng xi măng trên hệ thống rui, me, đòn tay bằng gỗ. Nóc mái gắn trang trí các phù điêu theo môtip “ lưỡng long trièu nguyệt”. Ở bốn góc mái gắn trang trí các hinhhf rồng cách điệu. Tất cả được khảm sành sứ và thuỷ tinh bằng một kỹ thuật điêu luyện và sự thăng hoa của nghệ thuật trang trí
Hằng năm, dân làng Phước thuận đèu tổ chức cúng tế thần và tổ chức hội hè, diễn xướng dân gian tại đình làng diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp con dân của làng bày tỏ lòng tri ân đến các bậc tiền nhân, đồng thời cũng là dịp tốt để dân làng tụ hội thi thố tài năng, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương.
Hiện nay, đình còn lưu giữ được các hiện vật sau:
+ Bộ lỗ: bao gồm hai cái siêu, hai cái rìu, hai tay văn và hai tay võ. Đây là các hiện vật được sử dụng trong các ký đại lễ, rước sắc phong
+ Sắc phong: đình còn lưu giữ được 14 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban. Cụ thể:
- 01 sắc năm Minh Mạng thứ 7 (1826).
- 02 sắc năm Thiệu Trị thứ 3 (1843).
- 04 sắc năm Tự Đức thứ 5 (1852).
- 01 sắc năm Tự Đức thứ 30 (1877).
- 03 sắc năm Đồng Khánh thứ 2 (1886).
- 01 sắc năm Duy Tân thứ 3 (1909).
- 02 sắc năm Khải Định thứ 9 (1924).
Đình Phước Thuận được UBND thành phố công nhận là di tích Lịch sử - Văn hoá cấp thành phố tại quyết định số 5874/QĐ-UBND ngày 30/8/2006
Theo Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét