(iHay) - Thác Đray Sáp được người Ê đê quen gọi là thác Chồng, hay thác Khói. Đây là một trong những thác còn nguyên sơ, hoang dã nằm trong sổ tay những nơi cần đến của dân phượt khi có dịp khám phá Tây Nguyên.
< Một phần thác Đray Sáptrong mùa khô.
Từ thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đi chừng 30km là bạn sẽ có cơ hội ghé thăm thác Đray Sáp thuộc địa phận xã Nam Hà, huyện Krông K’Nô tỉnh Đắk Nông. Đray Sáp có nhiều tên gọi khác nhau, người Ê đê quen gọi tên thân mật là thác Chồng. Cái tên bắt nguồn từ sự tích về chuyện tình yêu cảm động của một thiếu nữ Ê đê xinh đẹp và chàng trai nghèo khổ nhưng hiền lành, tốt bụng.
< Thác Đray Sáp trắng xóa, bọt nước tung tẩy khắp nơi như đám mây bồng bềnh tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ.
Chưa biết câu chuyện tình ấy thực hư như thế nào, nhưng qua dân gian truyền miệng nó được lan tỏa từ đời này sang đời khác. Nếu Đray Sáp là thác Chồng thì có Đray Nu cũng nằm trong hệ thống sông Sêrêpôk được mệnh danh là thác Vợ. Trong tiếng Ê đê, Dray có nghĩa là thác, Sáp có nghĩa là khói bởi nước từ trên cao đổ xuống, bọt tung trắng xóa tựa như làn khói khổng lồ.
< Vào mùa xuân thác cao 12m, rộng 120m... nhưng vào mùa khô thì thác chỉ cao 8m, rộng 80m.
Dulichgo
Tiếng lành đồn xa, mỗi khi đến với vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, dân mê xê dịch nhất định phải tìm đến bằng được Đray Sáp. Theo lời chỉ dẫn của những người dân ở đây, chúng tôi nai lưng gọn gàng hành lý, lại chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ để thưởng thức ngay bên dòng thác.
Con đường rừng chừng 1km dẫn tới thác giờ đã được làm bậc thang, rồi tạo thành lối đi chỉn chu, những phiến đá chắc nịch, phẳng lỳ dưới chân.
< Những cô bé Ê đê chúng tôi gặp trên đường.
Có hai con đường để dẫn đến dòng thác chính. Một dẫn bạn đến thẳng chân thác sau khi len lỏi trong rừng dưới những tán cây cổ thụ. Con đường này khó đi hơn vì uốn lượn theo những gốc cây, đôi chỗ còn lầy lội sau cơn mưa rừng đêm. Nếu không phải là người ưa phiêu lưu mạo hiểm, du khách thường chọn con đường đi lên thẳng đỉnh thác.
Dulichgo
Nhìn từ trên xuống, dòng nước trắng xóa, bọt nước tung tẩy khắp nơi như đám mây bồng bềnh tạo nên cảnh tượng kì vĩ. Vào mùa xuân thác cao 12m, rộng 120m, và vào mùa khô thác chỉ cao 8m, rộng 80m.
< Có thể ngồi trên những phiến đá dùng tạm bữa trưa nhẹ để vừa ngắm thác, vừa nghe tiếng nước reo ,mọi phiền muộn dường như đã tan biến.
Thử cảm giác ngồi trên đỉnh thác nơi có những phiến đá nhẵn lỳ để thưởng ngoạn cảnh sắc của thác cũng như hồ nước bên dưới thật đã.
Trong cái nắng oi nồng, nếu đến Đray Sáp chỉ cần nhúng bàn chân xuống hồ nước bạn đã cảm nhận được không khí mát lạnh. Nhiều thành viên đoàn chúng tôi không ngại đắm mình dưới làn nước và thỏa sức vui đùa. Khi đã thấm mệt và bụng hơi đói, có thể ngồi trên những phiến đá dùng tạm bữa trưa nhẹ để vừa ngắm thác, vừa nghe tiếng nước reo, mọi phiền muộn chừng như đã tan biến.
Theo Thiên An (iHay.Thanhnien)
Du lịch, GO!
Thác Dray Sáp: Chốn bình yên giữa núi rừng Đắk Nông
Khám phá thác Dray Sáp Hạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét