Khu điện thờ “Tây Sơn Tam kiệt” nằm trong quần thể của Bảo tàng Quang Trung, mảnh đất long bàn hổ cứ, địa linh nhân kiệt. Tại ngôi Điện, thờ ba vua và các tướng lĩnh phong trào Tây Sơn như : Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm.
Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) hiện nay, được xây dựng trên nền đình làng Kiên Mỹ xưa. Tương truyền ở đó là nền nhà cũ của ba thủ lĩnh Tây Sơn, đây cũng chính là nơi sinh ra ba anh em: Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ-Nguyễn Lữ.
Theo những tài liệu lịch sử cổ đại, sau khi khởi nghĩa Tây Sơn bước đầu giành được những thắng lợi vẻ vang, đem lại những quyền lợi thiết thực cho nhân dân lao động.
Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế đóng đô ở thành Đồ Bàn, nhân dân huyện Tuy Viễn đã góp công xây dựng ngôi nhà của ông bà Hồ Phi Phúc ngay trên nền nhà cũ để thờ ông bà và gọi đó là từ đường của ông bà Hồ Phi Phúc.
Dulichgo
Nhưng sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Phú Xuân, đã tìm mọi thủ đoạn để trả thù phong trào nông dân Tây Sơn. Từ đường họ Hồ này cũng bị phá hủy, để tưởng niệm những vị anh hùng dân tộc, nhân dân địa phương lập nên ở đó một ngôi đình làng cao to bề thế gọi là đình làng Kiên Mỹ. Đình mượn cớ thờ thành Hoàng, nhưng những sắc phong thành Hoàng của các vua Nguyễn ban cho nhân dân lại đem ra thờ ở một ngôi miếu khác, còn tại đình kiên Mỹ nhân nhân bí mật ngụy trang để thờ ba anh em nhà Tây Sơn.
Hàng năm đến ngày 15/11 âm lịch dân làng cúng giỗ “Ba ngài Tây Sơn”. Thế nhưng đến năm 1946 đền bị thực dân Pháp đốt cháy; đến năm 1958 nhân dân huyện Bình Khê đóng góp công của xây dựng lại ngôi đình lấy tên Điện thờ “Tây Sơn Tam kiệt”, gắn liền với Điện thờ Tây Sơn là cây me cổ thụ và giếng nước được xây bằng đá ong với đường kính 0,5m. Năm 1979, Khu Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, cây me, giếng nước được xếp hạng di tích Quốc gia.
Điều làm nên giá trị Điện thờ Tây Sơn không phải ở kiến trúc điện thờ mà ở giá trị lịch sử và nhân văn của nó. Mặc cho sự trả thù của nhà Nguyễn, nhân dân Tây Sơn vẫn tri ân, tưởng nhớ ba người anh hùng áo vải và xây dựng Đình trên chính nền nhà cũ của anh em Tây Sơn, bí mật thờ Tây Sơn Tam Kiệt bên cạnh Thành hoàng làng, Đình phá thì xây Miếu, Miếu đổ lại dựng Điện, Điện xuống cấp xây Đền.
Trong khu Đền thờ hiện còn hai di tích gốc: cây me cổ thụ và giếng nước. Cây me khoảng 300 năm tuổi, đường kính gốc 3,9m, chu vi tán 30m, được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cấp bằng công nhận: Cây di sản năm 2011. Đây là cây cổ thụ đầu tiên và duy nhất ở Bình Định được công nhận cây di sản.
Dulichgo
Không gian của Khu di tích, ban đầu 7,4 ha; năm 2004 mở rộng thêm 2,1 ha về phía Nam; năm 2007 mở rộng khu di tích ra đến bờ Bắc sông Côn, bao cả Di tích Bến Trường Trầu - nơi Nguyễn Nhạc dựng ngôi nhà chứa trầu và làm quán trọ cho khách buôn trầu, trước khi khởi nghĩa; năm 2013, một dự án tiếp tục mở rộng không gian cảnh quan ra hướng Bắc hơn 2 ha, thiết kế nâng cấp Đền thờ và tôn tạo Bảo tàng Quang Trung được lập, với tổng kinh phí trên 200 tỉ đồng, dự án đang triển khai thực hiện.
Hiện nay, tổng diện tích Khu di tích Đền thờ Tây Sơn được quy hoạch gần 18 ha. Mỗi năm khu di tích đón từ 70.000-80.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Khu di tích vinh dự được đón nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quốc hội cùng các bộ, ngành đến thăm viếng, trồng cây lưu niệm và ghi sổ vàng truyền thống của Bảo tàng Quang Trung.
Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 240/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử Khu Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là di tích Quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh Bình Định (trong số 48 di tích Quốc gia đặc biệt cả nước tính đến ngày nay.
Theo Dulichvn.org.vn
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét