(VNE) - Gần 100 km cống vòm dưới lòng đất trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng bằng gạch và vữa từ năm 1870 (hic, công nhận người Pháp xây cái gì cũng bền vững thiệt!) để thoát nước mưa, thải.
< Trong tổng số 932 km cống cũ của TP HCM có gần 100 km cống vòm được người Pháp xây dựng; tập trung tại quận 1, 3, 5 và 6.
Tuy nhiên, nhiều đoạn tuyến cống 150 tuổi dưới lòng đường Đồng Khởi (quận 1) này đã xuống cấp, sạt lở, mất gạch, vữa… nên sẽ được thay thế bằng hệ thống cống mới.
< Ở khu vực trung tâm thành phố, dưới lòng đường Pasteur, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Phó Đức Chính, Lê Công Kiều... cống vòm có tiết diện trung bình 0,8x1,6 m.
Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM, hầu hết các tuyến cống vòm được người Pháp xây dựng đều đã hư hỏng, không còn chức năng thoát nước, lòng cống xuất hiện nhiều vết nứt có nguy cơ gây lún sụp mặt đường rất cao. Vì vậy, cơ quan này đề nghị có phương án bít hủy các tuyến cống vòm cũ.
< Hiện, quận 1 và 5 là nơi có nhiều cống vòm thoát nước nhất. Chúng được xây giống như hệ thống cống vòm ở thủ đô Paris, Pháp.
Dulichgo
"Tổng cộng trên địa bàn thành phố có khoảng 100 km cống vòm cũ do người Pháp xây dựng. Hầu như tất cả đều đã bị xuống cấp cần thay thế, sửa chữa.
< Tuyến cống vòm dưới đường Đồng Khởi có tuổi thọ khoảng 150 năm. Đây cũng là cống lâu năm nhất Sài Gòn.
Tuy nhiên, để thực hiện cần số tiền rất lớn nên phải ưu tiên thay thế đoạn nào bị hư hỏng nặng nhất", ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý thoát nước - Trung tâm chống ngập TP HCM, cho biết.
< Theo những cán bộ phụ trách lĩnh vực thoát nước, gạch xây cống vòm ở trung tâm Sài Gòn là loại gạch thẻ (không có lỗ), rất chắc chắn.
Dulichgo
Theo đó, tuyến cống vòm dưới đường Đồng Khởi (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng) được xây bằng gạch cách nay khoảng 150 năm. Hiện đã xuống cấp, nhiều đoạn bị sạt lở, mất gạch, vữa…
< Gạch này được cho là sản xuất ở Việt Nam, còn xi măng được đưa từ Pháp sang.
Thời gian qua, để tránh sụp mặt đường Đồng Khởi, Trung tâm Chống ngập đã duy tu, sửa chữa những vị trí bị hư hỏng cục bộ trên tuyến cống vòm. Để đảm bảo an toàn lâu dài, cơ quan này sẽ thực hiện dự án thay thế, công trình sẽ khởi công vào tháng 2/2016.
< Cống có thời gian sử dụng lên tới hơn 100 năm. Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM, hầu hết các tuyến cống vòm được người Pháp xây dựng hiện đã hư hỏng, không còn chức năng thoát nước, lòng cống xuất hiện nhiều vết nứt gây nguy cơ gây sụp mặt đường rất cao.
Dulichgo
Trước mắt, để đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến đường Đồng Khởi, Trung tâm Chống ngập đề nghị Khu quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở GTVT TP HCM) có biện pháp phân luồng, hạn chế xe tải nặng lưu thông qua đoạn đường này. Trong đó, đặc biệt lưu ý các xe tải chở vật liệu xây dựng phục vụ thi công công trình ga tàu điện ngầm cũng như các cao ốc trong khu vực.
< Nhiều chỗ nước thải bị rò rỉ. Tình trạng xuống cấp trầm trọng của hệ thống cống này được cho là nguyên nhân gây ra một số vụ sụp lún mặt đường trên địa bàn TP HCM. Do đó, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM đề nghị có phương án bít, hủy các tuyến cống vòm cũ.
Hệ thống cống vòm tại Sài Gòn do người Pháp xây dựng từ năm 1870. Cống lớn nhất có bề ngang 2,35 m; cao 1,8 m và nhỏ nhất có tiết diện là 0,5 m x 0,5 m.
< Trước mắt, để đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến đường Đồng Khởi, đơn vị đề nghị Khu quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở GTVT TP HCM) có biện pháp phân luồng, hạn chế xe tải nặng lưu thông qua đoạn đường này.
Cống vòm có tiết diện lớn được lắp đặt trên các tuyến đường xung quanh các khu vực quận 5, 6 như đường Trần Bình Trọng, Châu Văn Liêm, Nguyễn Tri Phương, Triệu Quang Phục, Hồng Lạc... Ở khu vực trung tâm thành phố, các đường Pasteur, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Phó Đức Chính, Lê Công Kiều... cống vòm có tiết diện trung bình 0,8 m x 1,6 m.
Tình trạng xuống cấp trầm trọng của hệ thống cống này được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vụ sụp lún mặt đường trên địa bàn TP HCM.
Theo Vnexpress
Du lịch, GO!
Phải công nhận các công trình của người Pháp như dinh thự, công sở, cầu đường... bền vững thiệt, thấy mà ham! Làm cống mới thay vì sửa chữa, cái ngại nhất là liệu nó có bền vững như dàn cống cổ này không? Phần khác: làm cống thì phải đào đường. Mà đào ngay khu trung tâm, ngay trên những con đường láng o được nâng cấp thường xuyên, ngay cả đường Lê Thánh Tôn (trước UBNDTP) vừa được lát đá thì... Chẹp, không dám nghĩ tiếp!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét